Site icon Đức Thịnh Phát Jsc

Quy định thời gian lưu trữ chứng từ kế toán là bao nhiêu năm?

Hiện nay, do lượng chứng từ, tài liệu kế toán phát sinh ngày càng nhiều gây nên khó khăn trong việc quản lý cũng như lưu trữ bảo quản. Rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp muốn tiến hành công tác tiêu hủy tài liệu để giảm bớt gánh nặng lưu trữ đồng thời để giải phóng diện tích văn phòng làm việc và kho chứa. Song có một vấn đề mà nhiều người, nhiều doanh nghiệp gặp phải. Là họ đang thiếu thông tin hoặc chưa biết xác định thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán, để biết chính xác hồ sơ nào được phép đem đi tiêu hủy, hồ sơ nào cần phải giữ lại lưu trữ đúng theo thời hạn quy định. 

Các thông tin dưới đây được ducthinhphat.com biên soạn và tổng hợp lại từ nội dung Theo Nghị định Số: 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán, Thông tư Số: 155/2013/TT-BTC quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chínhHy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn làm tốt công tác xác định giá trị của từng loại hồ sơ, đề từ đó có những kế hoạch quản lý, lưu trữ cũng như tránh được việc hủy mất các tài liệu vẫn còn thời hạn bảo quản. 

Mỗi loại hồ sơ, chứng từ kế toán đều có thời gian lưu trữ cụ thể

1- Những quy định trong việc lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán 

1.1. Một số khái niệm cần biết trong quy định thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán

1.2. Các loại chứng từ tài liệu kế toán cần phải lưu trữ bảo quản 

Theo Điều 8, Nghị định Số: 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán thì loại tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm:

Người làm các công việc liên quan tới kế toán cần nắm vững được thời gian lưu trữ của từng loại chứng từ kế toán để không làm trái quy định trong việc quản lý, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán

2- Quy định thời gian lưu trữ chứng từ kế toán là bao nhiêu năm?

2.1. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm

2.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm

2.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn

3- Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu liên quan tới kế toán

3.1. Hướng dẫn sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu

Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành tài chính dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành tài chính. 

Căn cứ Thông tư Số: 155/2013/TT-BT các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính cụ thể hóa thời hạn bảo quản các hồ sơ, tài liệu của các lĩnh vực chuyên ngành. Mức xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu không được thấp hơn mức quy định tại Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.

Trường hợp thực tế có những hồ sơ, tài liệu chưa được quy định tại Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ban hành kèm theo Thông tư này thì các đơn vị có thể vận dụng các mức thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tương ứng để xác định.

Các cơ quan, đơn vị ngoài ngành tài chính có thể áp dụng để xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu cho khối tài liệu có liên quan về quản lý tài chính, ngân sách.

3.2. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu

Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chính áp dụng đối với các nhóm hồ sơ, tài liệu sau:

A- Tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị

B- Tài liệu chuyên ngành phân theo từng lĩnh vực hoạt động

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem loại chứng từ, tài liệu kế toán cụ thể nào đó của mình có thời hạn lưu trữ bao lâu. Hãy xem hoặc tải bảng thời hạn lưu trữ chi tiết của từng nhóm chứng từ tài liệu kế toán tại liên kết sau: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1WZ6l1IdmAs3pVFArSbs1qhWM2E89cb6dNfkIVp0B7Tc/edit?usp=sharing 

Làm mất hóa đơn chứng từ kế toán thì bị xử phát như thế nào

4- Làm mất chứng từ tài liệu kế toán sẽ bị xử lý như thế nào? 

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP việc làm mất chứng từ kế toán, tài liệu kế toán tùy vào mức độ và hành vi vi phạm sẽ có những hình thức xử lý như sau:

STT

HÌNH THỨC XỬ LÝ

HÀNH VI VI PHẠM

01 Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây: – Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời gian quy định

– Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.

02 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: – Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định.

– Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ.

– Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định.

– Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.

03 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: – Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy, và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.

 

5- Làm mất hóa đơn GTGT sẽ bị xử lý như thế nào? 

Hóa đơn GTGT là loại chứng từ kế toán do bên bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của Pháp luật. Căn cứ Theo Công văn 1712/TCT-CS ngày 08/05/2019 của Tổng cục thuế thì tùy vào mức độ vi phạm khi làm mất hóa đơn GTGT, người làm mất có thể bị xử lý như sau: 

STT HÌNH THỨC XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM
01 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Làm mất Liên 1 hoặc Liên 3 của hóa đơn GTGT đã phát hành, đã lập
02 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: – Làm mất, cháy, hỏng Liên 2 hóa đơn (Liên giao cho khách hàng) đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

– Trường hợp mất, cháy, hỏng Liên 2 hóa đơn (Liên giao cho khách hàng) đã lập, người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

 

Exit mobile version