Những nội dung cơ bản cần biết về Luật Lưu trữ 2011

Luật Lưu trữ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 2 ngày 11 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Luật quy định về hoạt động lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Đức Thịnh Phát Jsc xin giải đáp một số thắc mắc của một số công chức, viên chức trực tiếp làm công tác lưu trữ. Hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức cho các anh/chị đang trong quá trình tham gia nghiên cứu, giảng dạy về lưu trữ trong cả nước hiểu rõ hơn những quy định.

Hiểu rõ về Luật Lưu trữ để áp dụng tốt trong công tác Văn thư Lưu trữ

I. Ngày 11 tháng 11 năm 2011, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Lưu trữ. Xin cho biết, Luật này điều chỉnh những vấn đề gì?

Tại Khoản 1 Điều 1 Luật Lưu trữ có quy định phạm vi điều chỉnh là về hoạt động lưu trữ (hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ); quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.

II. Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có thuộc đối tượng áp dụng của Luật Lưu trữ hay không ? 

Tại Khoản 2 Điều 1 Luật Lưu trữ có quy định đối tượng chịu sự áp dụng của Luật Lưu trữ là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị- xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân.

Như vậy, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là tổ chức kinh tế nên thuộc đối tượng chịu sự áp dụng của Luật Lưu trữ.

III. “Hoạt động lưu trữ” và “Công tác lưu trữ” có gì giống và khác nhau và tại sao trong Luật không sử dụng khái niệm “Công tác lưu trữ” mà sử dụng khái niệm “Hoạt động lưu trữ”?

Công tác lưu trữ” là khái niệm được giải thích trong nhiều giáo trình giảng dạy chuyên ngành lưu trữ ở các bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.

Cụ thể như: tại Giáo trình “Lưu trữ” dùng cho học sinh ngành đào tạo cao đẳng lưu trữ do Nhà xuất bản Giao thông vận tải xuất bản tại Hà Nội năm 2009 có giải thích: “Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý, công tác nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân học.

Tại giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” do Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản năm 1990 hiện đang được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên đại học chuyên ngành lưu trữ có giải thích: “Công tác lưu trữ là một ngành hoạt động của Nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, pháp chế và thực tiễn có liên quan đến việc bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ”.

Như vậy có thể thấy, khái niệm “Công tác lưu trữ” về cơ bản được giải thích phù hợp với khái niệm “Hoạt động lưu trữ” như đã quy định tại Điều 2 của Luật Lưu trữ là: “hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ”.

Tuy nhiên, trong Luật Lưu trữ không dùng khái niệm “Công tác lưu trữ” hay nói cách khác là tác nghiệp lưu trữ ở các cơ quan, tổ chức “tức vùng công” mà dùng khái niệm “Hoạt động lưu trữ” cho phù hợp với đối tượng áp dụng Luật Lưu trữ được mở rộng gồm cả tác nghiệp lưu trữ ở cá nhân, gia đình, dòng họ có tài liệu lưu trữ (tức vùng tư).

Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *